China Eastern Airlines vừa công bố rút ngắn thời gian check-in nội địa Trung Quốc tại sân bay Vũ Hán xuống còn 30 phút, áp dụng từ 15/7.
Ngày 9/7, China Eastern Airlines ra thông báo sẽ rút ngắn thời gian đóng quầy làm thủ tục cho các chuyến bay nội địa tại nhà ga T3 sân bay quốc tế Vũ Hán Thiên Hà (WUH) từ 35 phút xuống còn 30 phút trước giờ khởi hành. Thay đổi có hiệu lực từ ngày 15/7, áp dụng riêng cho các chuyến bay nội địa và không ảnh hưởng đến các chuyến quốc tế.
Động thái này không chỉ đơn thuần là điều chỉnh kỹ thuật, mà còn phản ánh một hướng đi chiến lược nhằm tối ưu hóa vận hành, nâng cao trải nghiệm hành khách và thích ứng với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn trong lĩnh vực hàng không nội địa.
WUH là sân bay lớn nhất miền Trung Trung Quốc và thường nằm trong top 15 cả nước về lượng khách nội địa. Với vị trí trung tâm, nơi đây đóng vai trò kết nối quan trọng giữa các tuyến Bắc–Nam và Đông–Tây. Việc China Eastern chọn Vũ Hán để áp dụng quy định đóng quầy mới cho thấy hãng đang thử nghiệm một mô hình vận hành rút gọn, tập trung vào tốc độ và khả năng xoay vòng khai thác nhanh, trước khi cân nhắc nhân rộng tại các sân bay khác trong mạng lưới.
Theo dữ liệu năm 2024, sân bay quốc tế Vũ Hán Thiên Hà (WUH) phục vụ trung bình khoảng 86.000 hành khách mỗi ngày. Với mật độ khai thác dày đặc, bất kỳ thay đổi nào về quy trình mặt đất cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. WHU với lợi thế năm ở hệ thống giao thông kết nối thuận tiện – ga T3 là điểm tiếp nhận chính cho các chuyến nội địa.
Việc áp dụng quy định đóng quầy 30 phút trong bối cảnh lưu lượng lớn đòi hỏi hệ thống kết nối giao thông phải đủ hiệu quả.
Hiện tại, hành khách có thể di chuyển đến WUH bằng tàu điện ngầm Line 2 (mất khoảng 20 phút từ trung tâm, xe buýt sân bay (mất 60-90 phút tùy tuyến) hoặc taxi/xe công nghệ giá trung bình 150-200 nhân dân tệ (khoảng 520.000-750.000 VNĐ) – giúp duy trì dòng khách ổn định và đúng giờ.
Mạng lưới giao thông công cộng này là nền tảng giúp China Eastern tự tin triển khai thử nghiệm tại một trong những sân bay bận rộn nhất miền Trung Trung Quốc.
Xu hướng đóng quầy trong khu vực
Dù 30 phút không còn là con số xa lạ, phần lớn các hãng truyền thống tại châu Á vẫn duy trì mức đóng quầy từ 40–45 phút cho chuyến bay nội địa.
Singapore Airlines giữ mức 40–60 phút, trong khi các hãng giá rẻ như Scoot và Jetstar Asia đã chuyển sang 30–35 phút từ nhiều năm.
Tại Thái Lan, Thai Airways vẫn giữ mức 45 phút, còn Nok Air linh hoạt hơn với hành khách đã check-in trực tuyến.
Tại Việt Nam, Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways đều đang duy trì mức 40 phút và chưa công bố thay đổi.
So sánh rộng hơn cho thấy Trung Quốc đang dần chuẩn hóa về mức 30–35 phút cho các sân bay lớn, đặc biệt với những hãng có tỷ lệ hành khách sử dụng kiosk (Máy làm thủ tục tự động) và ứng dụng tự làm thủ tục cao.
Việc rút ngắn thời gian đóng quầy từ 35 xuống còn 30 phút không phải
phi thực tế – nó mang lại nhiều lợi ích vận hành rõ rệt.
Thứ nhất, giảm số phút máy bay nằm mặt đất (ground time) giúp tăng tần suất quay vòng trong ngày và tối ưu hóa slot – đặc biệt quan trọng tại các sân bay đông đúc như Vũ Hán.
Theo phân tích từ OAG, giảm mỗi phút turnaround đem lại tiết kiệm nhiên liệu (APU) và giảm đến vài kg CO₂ mỗi chuyến . Đồng thời, Lufthansa Systems cũng nhấn mạnh rằng thời gian quay nhanh giúp giảm chi phí trễ chuyến và tăng sự hài lòng của hành khách.
Thứ hai, đây là phản ứng phù hợp với hành vi hành khách nội địa Trung Quốc – vốn ngày càng có xu hướng check-in online hoặc qua kiosk tự động. Theo kế hoạch "paperless travel" của CAAC (2018–2019), mục tiêu là đạt hơn 70% hành khách sử dụng kiosk/tự check-in tại các sân bay lớn. Việc CAAC đã triển khai mạng lưới kiosk thành công cho thấy tỷ lệ tự động hóa đã vượt ngưỡng cao.
Cuối cùng, đây là bước thích nghi tất yếu trước sức cạnh tranh từ các hãng bay giá rẻ, vốn từ nhiều năm nay đã vận hành theo mốc 30 phút để tối giản quy trình và giảm chi phí vận hành.
Tại Việt Nam, hiện chưa có hãng nào áp dụng thay đổi tương tự. Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways đều duy trì thời gian đóng quầy là 40 phút trước giờ bay và tiếp tục khuyến nghị hành khách có mặt tại sân bay từ 90 đến 120 phút, nhất là tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài vào khung giờ cao điểm.
Tại Singapore và Thái Lan, chỉ các hãng giá rẻ linh hoạt hơn, trong khi các hãng truyền thống vẫn ưu tiên ổn định. Điều này cho thấy "chuẩn 30 phút" hiện tại vẫn chưa tạo ra sức ép tức thời lên toàn ngành, nhưng chắc chắn sẽ là một yếu tố được theo dõi sát sao trong thời gian tới.
China Eastern đang thực hiện một thử nghiệm có kiểm soát nhưng mang tính định hướng chiến lược. Nếu mô hình vận hành tại WUH thành công, các sân bay khác như Quảng Châu, Thành Đô, Nam Kinh hoàn toàn có thể được áp dụng theo.
Từ góc độ ngành, "đóng quầy 30 phút" không còn là đặc quyền của hãng giá rẻ, mà dần trở thành đòi hỏi hiệu quả đối với cả hãng truyền thống. Với xu hướng tự động hóa và số hóa ngày càng mạnh, việc rút ngắn thời gian làm thủ tục có thể trở thành tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sân bay và hãng bay trong thập kỷ tới.
Quyết định rút ngắn thời gian đóng quầy xuống 30 phút của China Eastern tại sân bay Vũ Hán là một bước đi có tính chiến lược, thể hiện nỗ lực chuyển mình của hãng trong cuộc đua hiệu suất vận hành và trải nghiệm khách hàng. Không chỉ là tối ưu quy trình mặt đất, đây còn là thông điệp rằng ngành hàng không nội địa Trung Quốc đang sẵn sàng thiết lập những chuẩn mực mới.
Với các thị trường khu vực như Việt Nam, đây là tín hiệu để bắt đầu đặt lại câu hỏi: mô hình khai thác hiện nay liệu có còn đủ linh hoạt để thích nghi với những thay đổi đang diễn ra nhanh chóng?