Lối đi khác biệt của VTOL X7: Sử dụng công nghệ hybrid
VTOL hybrid Cavorite X7 nhanh hơn, rẻ hơn, sẵn sàng hơn mọi eVTOL thuần điện.
Trong một thế giới đang chạy đua với giấc mơ bay hoàn toàn bằng điện, Cavorite X7 của Horizon Aircraft lại chọn một con đường khác: lai điện – hybrid, thực tế hơn, hiệu quả hơn – và đã bắt đầu thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ thị trường.
Là sản phẩm của một cựu phi công chiến đấu – CEO Brandon Robinson – X7 không chỉ được thiết kế để “nhìn đẹp trên bản vẽ”. Nó được phát triển để thực sự hoạt động trong thế giới thật: từ chiến trường, khu vực cấp cứu đến tuyến bay thương mại giữa các thành phố.
Tư duy thiết kế từ chiến trường
Khác với những thiết kế eVTOL chạy thuần điện vốn đang gặp nhiều rào cản kỹ thuật và chứng nhận, X7 được hình thành từ kinh nghiệm quân sự và bài toán sử dụng thực tế:
"Chúng tôi không làm thứ phổ thông. Chúng tôi tạo ra một phương tiện có thể hoạt động trong những điều kiện khắc nghiệt nhất", Brandon Robinson chia sẻ.
Tư duy này xuyên suốt từ khung sườn đến hệ thống đẩy, từ cấu hình cánh đến khả năng vận hành linh hoạt:
Cất/hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, bay ngang như máy bay cánh cố định,
Sử dụng 14 quạt điện gắn trong cánh, giúp giảm tiếng ồn và tăng độ an toàn trong môi trường quân sự,
Có thể chuyển đổi mượt mà giữa các chế độ bay, giữ vững ổn định và kiểm soát.

Hybrid – Chìa khóa để bay xa hơn, nhanh hơn, thực tế hơn
Trong khi nhiều mẫu eVTOL mang theo 2.000–3.000 pound pin, khiến phạm vi và tải trọng bị giới hạn, Cavorite X7 kết hợp điện với nhiên liệu hóa thạch, mở ra loạt ưu thế:
Tốc độ tối đa 450 km/h – gấp đôi trực thăng; Phạm vi bay lên tới 1.000 km, vượt xa phần lớn eVTOL;v Không phụ thuộc hạ tầng sạc mặt đất, nhờ khả năng tự sạc khi bay; Giảm 70–75% chi phí vận hành so với trực thăng truyền thống...
Triết lý thiết kế này khiến X7 thực tế ngay từ ngày đầu – đủ mạnh để bay xa, đủ linh hoạt để vào nhiệm vụ, và đủ kinh tế để vận hành dài hạn.
Tối ưu cho nhiều nhiệm vụ
X7 không đơn thuần là taxi bay. Cấu hình của nó được thiết kế để phù hợp với nhiều kịch bản:
Quốc phòng: chở tối đa 4 quân nhân trang bị đầy đủ, vừa với khoang vận tải C-17,
Cấp cứu: hoạt động như medevac trong “giờ vàng” – tương tự MV-22 Osprey nhưng nhỏ gọn và rẻ hơn,
Dân sự: chở được 7 hành khách, phục vụ các tuyến bay liên tỉnh hoặc du lịch cá nhân.
Hệ thống còn tích hợp các công nghệ ISR (giám sát, trinh sát) với công suất tới 100kW, hỗ trợ hoạt động kéo dài trong môi trường phức tạp.
.png)
Niềm tin tăng vọt sau chuyến bay lịch sử
Cuối tháng 6/2025, Horizon tuyên bố đã hoàn tất chuyến bay thử nghiệm cuối cùng với nguyên mẫu quy mô lớn – trở thành chiếc eVTOL đầu tiên đạt khả năng chuyển tiếp bay ổn định trên cánh bằng với cấu hình “quạt trong cánh”.
Ngay sau đó, cổ phiếu Horizon tăng hơn 240%, từ dưới 0,5 USD lên 1,71 USD, phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào tiềm năng thương mại hóa thực tế của X7 – so với các đối thủ vẫn còn mắc kẹt ở giai đoạn mô hình.
Mốc 2030
Horizon đặt mục tiêu hoàn thiện nguyên mẫu bay đầy đủ trong 24 tháng tới, hướng tới chứng nhận và thương mại hóa trước năm 2030.
Khách hàng mục tiêu gồm các hãng taxi bay khu vực, cơ quan quốc phòng, cịch vụ y tế và cứu hộ, coanh nghiệp du lịch và vận tải công cộng.
Cavorite X7 không chỉ là biểu tượng của đổi mới. Nó là minh chứng cho một hướng đi khôn ngoan: thay vì chờ công nghệ pin bứt phá, hãy xây thứ có thể hoạt động ngay hôm nay.
Và với thiết kế thấm đẫm kinh nghiệm thực địa, X7 không chỉ “bay được” – mà còn có thể bay xa hơn, rẻ hơn và phù hợp với nhiều kịch bản hơn bất kỳ eVTOL nào hiện tại.